Trang chủ Tư vấn luật Pháp luật doanh nghiệp Thành lập công ty cổ phần.

Thành lập công ty cổ phần.

Hướng dẫn chi tiết thành lập công ty cổ phần

1. Tại sao phải thành lập công ty cổ phần

2. Công ty cổ phần là gì…?

3. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những tài liệu gì…?

4. Quy trình và thời gian thành lập công ty cổ phần…?

5. Sau khi thành lập cần lưu ý những vấn đề gì…?

6. Cổ đông công ty cổ phần có những quyền và nghĩa vụ gì…?

7. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần…?

8. Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì…?

9. Giám đốc, Tổng Giám đốc có được trả thù lao và lương không…?

Những thắc mắc của bạn sẽ được Luật An Bình giải đáp trong bài viết dưới đây:

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Gọi Ngay – 0915 101 880 để được tư vấn – hỗ trợ

1. Tại sao phải thành lập công ty.

Thành lập công ty là thủ tục quan trọng đầu tiên để nhà đầu tư bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh. Công ty là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư muốn kinh doanh thì phải thực hiện các giao dịch kinh doanh thông qua tổ chức có tư cách pháp nhân, muốn tạo dựng uy tín, niềm tin với bạn hàng, đối tác, muốn kinh doanh ở một quy mô lớn, muốn phát triển sự nghiệp thì bắt buộc phải thành lập công ty. 

2) Công ty cổ phần là gì..?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm đặc trưng sau:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng cổ đông. (Có những công ty có đến vài nghìn cổ đông)

c) Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

đ) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.

e) Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

3) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những tài liệu sau:

a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần.

b) Điều lệ công ty cổ phần.

c) Danh sách cổ đông sáng lập.

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

+) Thẻ căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập.

+) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+) Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

ho-so-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Gọi Ngay – 0915 101 880 để được tư vẫn và cung cấp hồ sơ miễn phí

4) Quy trình và thời gian thành lập công ty cổ phần.

4.1 Các bước thành lập công ty cổ phần

a) Người thành lập công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền soạn và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập công ty và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

c) Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản cho người thành lập công ty biết. Trong thông báo có nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

d) Trường hợp hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người thành lập công ty, trả kết quả cho người thành lập công ty thông qua Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện nếu người thành lập công ty có yêu cầu trả qua đường bưu điện.

4.2 Những việc phải thực hiện sau khi thành lập công ty cổ phần

a) Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập công ty phải liên hệ với đơn vị khắc dấu tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

c) Doanh nghiệp phải liên hệ với đơn vị cung cấp chữ ký số; cài đặt chữ ký số thực hiện kê khai thuế theo quy định.

d) Doanh nghiệp phải thực hiện mở tài khoản Ngân hàng; đăng ký thông báo tài khoản với cơ quan đăng ký kinh doanh.

đ) Doanh nghiệp cần phải kê khai và thực hiện nộp thuế môn bài trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế môn bài doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp theo quy định. Mức phạt tùy thuộc vào thời gian chậm nộp.

quy-trinh-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Gọi Ngay – 0915 101 880 để được tư vấn – hỗ trợ

5) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần chính thức có tư cách pháp nhân để tiến hành các giao dịch, hoạt động kinh doanh.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cũng bắt đầu phát sịnh rõ nét hơn. Cổ đông cần phải tìm hiểu những quyền cổ đông được hưởng và những nghĩa vụ cổ đông phải thực hiện để chấp hành đúng và bạo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ động khi cần thiết.

5.1. Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

a) Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

+) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

+) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

+) Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

+) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp.

+) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

+) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

+) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

b) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

+) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

+) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

+) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật doanh nghiệp;

+) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

+) Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

c) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật doanh nghiệp có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

+) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

+) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

+) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có:  họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân. Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông; tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu; chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

d) Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định, tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

+ ) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

+) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát. Cổ đông; nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật doanh nghiệp được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

đ) Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

5.2. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

a) Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức; trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này;  thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

b) Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

c) Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

6) Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp

b) Có trình độ chuyên môn;  kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty; nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

c) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện như trên; thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng; cha đẻ; cha nuôi; mẹ đẻ; mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

7) Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì…?

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị có quyền thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị; trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm kỳ không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

7.1.Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm; miễn nhiệm; bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty; trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật; Điều lệ công ty; hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty;  thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

8) Thù lao, tiền lương của Giám đốc, Tổng Giám đốc

a) Công ty có quyền trả thù lao và trả lương cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

b) Thù lao, tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

+) Giám đốc; Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Hội đồng quản trì quyết định Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+) Thù lao và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty; phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

dich-vu-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Hotline – 0915 101 880

Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, tư vấn Luật doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ với Luật An Bình để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức.

Luật sư:  Vũ Trường Hùng – 0915 101 880

 

 

 

 

Liên hệ Luật Sư An Bình Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
0915.101.880